FPT Telecom – đi đầu quá trình chuyển đổi IPv6 tại Việt Nam

  • FPT Telecom hiện đang đứng thứ 47 trên thế giới về triển khai IPv6 và xếp vị trí thứ 2 tại Việt Nam
  • FPT Telecom dự kiến cung cấp IPv6 cho hơn 1.000.000 hộ gia đình Việt Nam trong năm 2017

Đó là nhận định của ông Trần Minh Tân – Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam – Phó trưởng Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, trong buổi làm việc với Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) vào sáng 25/10/2016.

Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia trong buổi làm việc với Công ty Cổ phần Viễn thông FPT trong buổi sáng ngày 25/10/2016.
Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia trong buổi làm việc với Công ty Cổ phần Viễn thông FPT trong buổi sáng ngày 25/10/2016.

Buổi làm việc nằm trong chuỗi hoạt động thuộc kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2016 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia ban hành theo Quyết định số 936/QĐ-BTTTT ngày 02/6/2015 của Bộ trưởng Bộ TT&TT, nhằm đánh giá kết quả hoạt động, triển khai của đơn vị trong thời gian qua.

Trong đánh giá kết luận của mình tại buổi làm việc, ông Trần Minh Tân cho biết: “Theo ghi nhận của Ban Công tác, FPT Telecom hiện đã trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi IPv6, nhờ nắm bắt được xu thế và nhận định đúng đắn về hướng đi của sự phát triển IPv6 toàn cầu và trong nước. Nỗ lực của FPT Telecom không chỉ giúp giải quyết các vấn đề về không gian địa chỉ Internet mà còn sẽ tác động đến các vấn đề về công nghệ và đời sống”.

Ông Trần Minh Tân (giữa) - Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam, Phó Trưởng Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 tại Việt Nam.
Ông Trần Minh Tân (giữa) – Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam, Phó Trưởng Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 tại Việt Nam.

Ông Trần Minh Tân và đoàn công tác đánh giá cao sự đóng góp tích cực của FPT Telecom trong việc đẩy mạnh vị thế của Việt Nam trên bản đồ IPv6 thế giới. Theo thống kê của Akamai tính đến ngày 25/10, FPT Telecom hiện đang đứng thứ 47 trên thế giới về triển khai IPv6 và xếp vị trí thứ 2 tại Việt Nam sau VNNIC.

Chính thức cung cấp IPv6 đến hộ gia đình từ ngày 01/7/2016, hiện FPT Telecom đã trở thành một trong ba đơn vị dẫn đầu về triển khai IPv6 tại Việt Nam, và có kết quả khá ấn tượng với gần 600.000 hộ gia đình được kích hoạt IPv6. Đơn vị đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc giúp góp phần tăng trưởng phần trăm người dùng IPv6 tại Việt Nam và mang đến nhiều lợi thế đáng kể cho người sử dụng.

Để đạt được những hiệu quả bước đầu đáng ghi nhận này, FPT Telecom đã luôn tích cực tham gia các buổi gặp mặt với Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia; Các khóa đào tạo IPv6 của VNNIC. Song song đó là các hoạt động triển khai nội bộ, đào tạo cán bộ chuyên sâu, liên tục xây dựng đề án chuyển đổi IPv6 cho mạng FPT Telecom. Hằng năm, FPT Telecom luôn trích một phần chi phí đáng kể trong khoản mục chi phí để đầu tư thúc đẩy phát triển IPv6. Gần đây, đơn vị vừa cho ra mắt ứng dụng Hi FPT dành cho các khách hàng đang sử dụng dịch vụ internet và Truyền hình FPT trên cả nước, và theo lộ trình sẽ cập nhật tính năng đăng ký chuyển đổi IPv6 trực tiếp trên App.

Ngoài ra, dấu ấn về triển khai IPv6 của FPT Telecom còn thể hiện ở các chi tiết: Triển khai thành công IPv6 với hơn 5 loại thiết bị khác nhau của FPT bao gồm thiết bị xPON, xDSL; Hệ thống Radius và hệ thống thanh toán cước kích hoạt IPv6 hỗ trợ hiển thị và cấp phát IPv6 cho khách hàng; Kích hoạt IPv6 trên hệ thống mạng nội bộ của FPT Telecom; Xây dựng hệ thống Proxy IPv6, DNSv6, DHCPv6; Hệ thống hỗ trợ tường lửa IPv6; Kích hoạt 100% IPv6 tại khu vực Trung tâm dữ liệu của FPT Telecom; hỗ trợ chuyển đổi thành công cho nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn…

Bên cạnh đó, 100% các website của FPT Telecom đã hoàn toàn chạy trên IPv6 như fpt.vn; Truyenhinh.fpt.vn; IPv6.fpt.vn; Fshare.vn; Fsend.vn; FPT Play.net; FPT Play.tv; Office365.fpt.vn…

Theo kế hoạch đến cuối năm 2016, FPT Telecom phấn đấu hoàn thành mục tiêu chuyển đổi thành công từ 700.000 – 750.000 hộ gia đình sử dụng IPv6 và phối hợp thành công với VNExpress, trang báo điện tử lớn nhất Việt Nam để kích hoạt đưa vào sử dụng nền tảng IPv6.

>> Tìm hiểu: Thông tin khuyến mãi lắp đặt Truyền Hình FPT trong tháng 10 – 2016

Năm 2017, FPT Telecom sẽ tiếp tục bổ sung và xây dựng kết nối IPv6 với các Upstream, Peering và Content quan trọng; Hoàn thành nâng cấp mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia; Hoàn thiện việc chuyển đổi mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên toàn bộ mạng Internet Việt Nam, đảm bảo cho Internet Việt Nam hoạt động hoàn toàn tương thích, an toàn với IPv6; Phấn đấu mục tiêu đạt 30% khách hàng hoạt động trong Trung tâm dữ liệu của FPT Telecom sẽ được kích hoạt lên nền tảng IPv6. Dự kiến trong năm 2017, sẽ có hơn 1.000.000 hộ gia đình sử dụng dịch vụ broadband của FPT Telecom được kích hoạt IPv6 và tự động hóa chuyển đổi hoàn toàn lên nền tảng IPv6 khi đăng ký mới dịch vụ.

>>> Tìm hiểu: Thông tin khuyến mãi cực sốc FPT Telecom tròn 20 tuổi

IPv6, viết tắt tiếng Anh: “Internet Protocol version 6”, là “Giao thức liên mạng thế hệ 6”, một phiên bản của giao thức liên mạng (IP) nhằm mục đích nâng cấp giao thức liên mạng phiên bản 4 (IPv4) hiện đang truyền dẫn cho hầu hết[1] lưu lượng truy cập Internet nhưng đã hết địa chỉ. Giao thức mới cho phép tăng lên đến 2^128 địa chỉ, một sự gia tăng khổng lồ so với 2^32 (khoảng 4.3 tỷ) địa chỉ của IPv4.

Internet protocol version 6 là thế hệ địa chỉ Internet phiên bản mới được thiết kế để thay thế cho phiên bản địa chỉ IPv4 trong hoạt động Internet. Địa chỉ IPv4 có chiều dài 32 bít, biểu diễn dưới dạng các cụm số thập phân phân cách bởi dấu chấm, ví dụ 203.119.9.0. IPv4 là phiên bản địa chỉ Internet đầu tiên, đồng hành với việc phát triển như vũ bão của hoạt động Internet trong hơn hai thập kỷ vừa qua. Với 32 bit chiều dài, không gian IPv4 gồm khoảng 4 tỉ địa chỉ cho hoạt động mạng toàn cầu.

Do sự phát triển như vũ bão của mạng và dịch vụ Internet, nguồn IPv4 dần cạn kiệt, đồng thời bộc lộ các hạn chế đối với việc phát triển các loại hình dịch vụ hiện đại trên Internet. Phiên bản địa chỉ Internet mới được thiết kế để thay thế cho phiên bản IPv4, với hai mục đích cơ bản:

  • Thay thế cho nguồn IPv4 cạn kiệt để tiếp nối hoạt động Internet.
  • Khắc phục các nhược điểm trong thiết kế của địa chỉ IPv4.

Check Also

FPT Telecom ra mắt gói dịch vụ Internet tốc độ 1Gbps

Ngày 24/04/2017, FPT Telecom ra mắt gói dịch vụ Internet tốc độ cao 1Gbps (~1024Mbps) …

Call Now Button